Trẻ sơ sinh có biết giận hay không?

Lớn hơn một chút, bé có thể chạy khắp nhà, la hét, quơ tay chân phản kháng “điên cuồng” khi nhu cầu không được đáp ứng.

Thường xuyên nhìn thấy bé khóc, bé cười, nhưng mẹ có bao giờ nhìn thấy bé tức giận? Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã có thể biết giận, nhưng phải đến 2 tuổi, cơn giận của trẻ mới bắt đầu trở nên “kinh khủng” với mẹ
su-phat-trien-cua-tre-so-sinh
Khóc lóc cũng là một trong những cách biểu hiện bé đang tức giận

Trong suốt những năm đầu đời, khóc là cách đơn giản nhất để bé bày tỏ mong muốn, hoặc chỉ để gây sự chú ý của bố, mẹ và những người thân. Bé sẽ khóc khi cảm thấy đói, khi tã ướt, khi mệt mỏi hoặc khi bị đau. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có lúc bé phản ứng hơi “thái quá”, và hệ quả tất yếu: Bé tức giận.

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể biết giận ngay khi chỉ mới 2 tháng tuổi, nhưng phải đến khi bé được 12- 18 tháng tuổi, nhiều mẹ mới nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của một cơn giận của con. Và đến khi bé được 2 tuổi, những cơn giận của trẻ trong giai đoạn này thậm chí có thể gây “khủng hoảng” cho mẹ.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học phát triển của các chuyên gia đến từ Đại học Wisconsin cho thấy, có một mối liên quan trực tiếp giữa các cơn giận của trẻ sơ sinh và “sự nhạy cảm” của người mẹ. Theo đó, những bé có mẹ nhạy cảm, có thể đáp ứng nhanh những nhu cầu của bé thường sẽ ít giận và căng thẳng hơn khi lớn lên. Các chuyên gia cũng cho rằng, thực tế cơn giận của các bé chỉ nhằm mục đích gây chú ý và khiến mẹ quan tâm hơn đến các nhu cầu của mình.

Tùy tính cách và độ tuổi, cách biểu hiện tức giận của trẻ có thể sẽ khác nhau. Thông thường, với những bé dưới 6 tháng tuổi, các bé sẽ biểu hiện cơn giận của mình bằng cách khóc lóc, la hét hoặc thậm chí nằm “ăn vạ” lăn qua lăn lại. Lớn hơn một chút, bé có thể chạy khắp nhà, la hét, quơ tay chân phản kháng “điên cuồng” khi nhu cầu không được đáp ứng.

?

Muốn giải quyết cơn giận của bé, mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé để có thể tìm hiểu và nhận biết chính xác nhu cầu, những điều đang làm phiền và khiến bé khó chịu. Bằng cách phản ứng lại với trẻ, mẹ có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, và làm dịu cảm giác tức giận ở trong bé. Thỉnh thoảng, trấn an và âu yếm trẻ cũng rất hiệu quả để xua tan cơn tức giận của bé.

Tuy nhiên, đôi lúc, việc nói không và giả lơ hành động tức giận khi trẻ “vô lý” cũng rất cần thiết. Điều này sẽ dạy cho trẻ biết giới hạn của mình và thực hiện một hành động đúng, thay vì quấy khóc để được bố mẹ chiều chuộng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *