Bước tiến cảm xúc của trẻ sơ sinh

Nên ngay từ đầu cha mẹ hãy cứng rắn dạy bảo đừng để những thói quen xấu phát triển, nếu đợi đến khi lớn thì lại sửa chữa không kịp và gặp nhiều khó khăn.

Cha mẹ luôn thắc mắc và hay có những câu hỏi như “con đang nghĩ gì”, “đang có cảm xúc như thế nào”. Đi theo hành trình sự phát triển của , bạn sẽ thấy những cách biểu thị cảm xúc của bé ngày càng đa dạng, tinh tế

ngày càng rõ nét trong năm đầu đời, đặc biệt là cách thể hiện cảm xúc của bé. Chẳng hạn, khi khó chịu, bé 3 tháng tuổi sẽ chỉ biết mè nheo khóc lóc nhưng các bé 8 tháng tuổi đã có thể nhăn mặt. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Hoa Kỳ), trẻ sơ sinh có thể học các kỹ năng một cách dễ dàng trong suốt thời thơ ấu. Chính độ nhạy bén và cách giáo dục của bố mẹ trong một thời gian liên tục có thể giúp bé kiểm soát cảm xúc ngay từ nhỏ.
su-phat-trien-cua-tre-so-sinh
Liệu mẹ có biết bé cưng đang cảm thấy gì?

1/ Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi

Vào khoảng thời gian này, những cảm nhận của trẻ sơ sinh đều mang tính tự phát và không thể kiểm soát được. Trẻ sẽ dùng tiếng khóc để thay thế cho “ngôn ngữ” của mình.

Khi được vài tuần tuổi trẻ đã biết bắt chước hành động, biểu cảm của mẹ và có thể nhìn chăm chú. Lúc này trẻ sẽ thể hiện những cảm xúc như khóc khi đói, đau hoặc cười ê a khi cảm thấy vui vẻ, phấn khích. Trẻ nhận thức được khi mình khóc cùng với những biểu cảm trên gương mặt thì sẽ nhận lại được phản hồi từ cha mẹ. Đó là đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khi được đáp lại trẻ học được cách tin tưởng và gắn kết.

Lần đầu làm mẹ không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là lúc trẻ còn nhỏ và chưa thể nói chuyện. Vì vậy để hiểu được “ngôn ngữ” của trẻ qua tiếng khóc mẹ cần phải quan tâm, chú ý đặc biệt đến trẻ. Một khi mẹ hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ qua từng tiếng khóc, trẻ sẽ nhẹ nhàng, ổn định và ít khóc hơn.
su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-cam-xuc
Tiếng khóc là ngôn ngữ và cách giao tiếp chủ yếu của bé trong giai đoạn này

2/ Cung bậc cảm xúc trong sự phát triển của trẻ 4 – 8 tháng tuổi

Trẻ đã có thể phân biệt được người thân và người lạ, nhiều khi bé sẽ khóc hay khó chịu khi có người lạ bế. Sự tương tác giữa trẻ với môi trường cao hơn như biết những đồ vật quen thuộc trong phòng, món đồ chơi ưa thích…Vào khoảng thời gian này cảm nhận của trẻ sơ sinh thể hiện rõ nét hơn. Trẻ hay cười hơn thậm chí đã biết đùa giỡn với cha mẹ, chân tay luôn cựa quậy khi thấy phấn khích hoặc nhăn mặt khi bị la.

Tỉnh giấc giữa chừng khi đang ngủ là việc thường xuyên xảy ra, và có thể làm bé khó chịu, quấy khóc. Mẹ nên tập cho trẻ khả năng tự kiểm soát cảm xúc, tự trấn an. Có nhiều trẻ sẽ tự ngủ lại sau khi nằm nói chuyện một mình hoặc trên chiếc nôi êm ái. Đôi khi chỉ cần nhìn thấy hoặc nghe thấy giọng nói của mẹ trẻ cũng sẽ bình tĩnh lại và thôi khóc.

3/ Giai đoạn 8 tháng đến 1 tuổi

Những biểu hiện cảm xúc thể hiện ngày càng rõ ràng hơn vào thời gian này. Trẻ có thể ghi nhớ học hỏi được rất nhiều những điều từ cha mẹ dạy như biết làm mặt “xấu”, chỉ đâu là mắt, tai, mũi, đầu…Sự gắn kết giữa mẹ và con thể hiện mạnh mẽ, khi gặp người lạ trẻ sẽ rúc đầu ôm vào người bạn. Biết ôm hôn thơm ba mẹ, người thân và đặc biệt thích chơi với bạn cùng trang lứa.

Bên cạnh những cảm xúc tươi cười, vui vẻ thì sự cáu giận, tức tối vẫn luôn song hành dẫn đến những hành vi không tốt, những thói xấu khó bỏ. Chứng ăn vạ, trẻ bỏ ăn hay đòi gì được nấy, hất bát khi ăn cơm…những hành động mà người lớn thường hay bỏ qua và nhượng bộ vì trẻ còn quá nhỏ để bị la mắng hay đánh đòn. Điều này vô tình làm cho trẻ trở nên khó bảo, cứng đầu. Nên ngay từ đầu cha mẹ hãy cứng rắn dạy bảo đừng để những thói quen xấu phát triển, nếu đợi đến khi lớn thì lại sửa chữa không kịp và gặp nhiều khó khăn.

Lưu ý dành cho mẹ

Nếu bé 6 tháng cắn lên cánh tay hoặc em bé 12 tháng đánh mạnh vào mẹ, đó không phải là vì trẻ đang cố “hành mẹ”. Các bé chưa thể kiểm soát cảm xúc hoặc dùng lời để thể hiện suy nghĩ của mình. Theo thời gian, trẻ sẽ học cách phân biệt phải trái nếu bạn xử sự rõ ràng và nhất quán với các quy định.

Đặt ra giới hạn bằng giọng điệu rõ ràng và kiên quyết (nhưng không giận dữ). Sau đó, chuyển hướng chú ý của bé. Nếu bé giật tóc mẹ, bạn nên giơ ra một món đồ chơi. Nếu con nghịch chiếc điều khiển TV, hãy đưa cho bé đồ chơi có nút bấm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *