Bị huyết áp thấp khi mang thai cần chú ý những điều kiêng cữ sau

Hãy lưu ý những món có thể làm giảm huyết áp như: Súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn (kale), chuối, quả đào, cá rô phi, yogurt không béo, thịt thăn heo, đậu trắng.

Các bà bầu rất dễ gặp phải tình trạng huyết áp thấp do cơ thể đang trải qua rất nhiều thay đổi. Khi đang “chung sống” với huyết áp thấp, bạn cần nhớ tránh những điều sau nhé!
Vì sao có sự thay đổi huyết áp khi mang thai?

Huyết áp của bạn thay đổi lên và xuống mỗi ngày tùy thuộc vào việc bạn hoạt động như thế nào, cơ thể của bạn đang ở tình trạng ra sao. Việc huyết áp thay đổi khi bạn mang thai là hoàn toàn bình thường. Bạn biết đấy, trong thai kỳ cơ thể đang sản sinh rất nhiều hormone, đặc biệt là progesterone làm mỏng đi lớp thành mạch máu và điều này khiến cho huyết áp giảm. Tình trạng huyết áp thấp này chỉ mang tính tạm thời, thường xảy ra trong 2 tam cá nguyệt thứ 1 và 2.

Khi bạn bước sang tam cá nguyệt cuối, huyết áp sẽ tăng trở lại và đạt mức bình thường như trước khi mang thai ở mốc vài tuần trước ngày bé chào đời.
huyet-ap-thap-khi-mang-thai
Tình trạng huyết áp thấp thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai
Khi nào mẹ bầu được xem là huyết áp thấp?

Ở người bình thường, huyết áp tối đa (tâm thu) – ứng với số ở trên của máy đo huyết áp là khoảng 120 mmHg, huyết áp tối thiểu (tâm trương) – ứng với con số ở dưới của máy đo huyết áp thường ở mức 80 mmHg. Tuy nhiên, với mẹ bầu, 2 mốc này sẽ tụt xuống. Thông thường, tâm thu ở mẹ bầu giảm từ 5-10 mmHg và tâm trương giảm từ 10 – 15 mmHg so với người bình thường. Ngưỡng phân biệt tình trạng huyết áp thấp ở mẹ bầu và người bình thường là 90 – 60 mmHg. Các mẹ bầu bị huyết áp thấp dạng nhẹ thường có chỉ số huyết áp trong khoảng 60 – 40 mmHg. Những trường hợp nặng hơn, chỉ số huyết áp thường xoay quanh con số 50-33 mmHg.

Bà bầu huyết áp thấp cần kiêng làm gì?

Tránh gắng sức: Ngay khi bạn thấy hoa mắt, choáng váng, hãy nhẹ nhàng ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.
Chú ý khi thay đổi tư thế: Từ đứng sang nằm (ngồi) hoặc từ nằm (ngồi) sang đứng, bạn nên thật chậm rãi, nhẹ nhàng. Việc thay đổi tư thế quá nhanh có thể khiến bạn choáng váng và dễ té ngã.
Không nằm ngửa: Tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi và cho toàn cơ thể.
Tránh đứng lâu: Đứng càng lâu, cơ thể bạn càng dễ mỏi mệt vì bụng bầu thường làm bạn mất cân bằng và mất trọng tâm. Hơn nữa, duy trì quá lâu một tư thế làm giảm khả năng liên lạc giữa não và tim, khiến cử động của bạn không còn chính xác, cảm giác mỏi mệt gia tăng.
Tránh uống cà phê
Tránh ăn quá no: Giúp bạn không bị tuột huyết áp sau khi ăn.
Tránh các bài tập nặng: Khi đang có vấn đề với huyết áp, bạn chỉ nên chọn những hình thức vận động nhẹ nhàng, không kích thích huyết áp lên hoặc xuống bất ngờ.

Bà bầu huyết áp thấp cần kiêng ăn gì?

Những món ăn chứa các loại đường có thể tiêu hóa nhanh: Những món ăn nhiều bột đường như bánh mì trắng, cơm gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt mau chóng được tiêu hóa và đi vào các nhánh nhỏ nhất của đường tiêu hóa. Điều này có thể gây ra tình trạng tuột huyết áp. Thay vì những món này, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… Chúng được tiêu hóa chậm hơn và làm giảm nguy cơ huyết áp thấp cũng như tiểu đường.
Những thực phẩm có khả năng làm giảm huyết áp tự nhiên: Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây giảm huyết áp, bao gồm cả những món rất giàu dinh dưỡng như quả bơ, hạt quinoa hay khoai lang. Mẹ bầu vẫn nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên, món ăn nào cũng trở nên có hại nếu mẹ ăn quá nhiều. Hãy lưu ý những món có thể làm giảm huyết áp như: Súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn (kale), chuối, quả đào, cá rô phi, yogurt không béo, thịt thăn heo, đậu trắng.

Mẹ bầu cần theo dõi huyết áp thường xuyên

Mặc dù tình trạng thấp huyết áp khi mang thai là rất bình thường, bạn vẫn cần theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe nào đứng sau tình trạng này. Bạn nên chú ý những biểu hiện của tình trạng thấp huyết áp như:

Chóng mặt
Hoa mắt
Đau đầu
Nôn ói
Khó tập trung
Cực kỳ khát nước
Làn da lạnh và xanh xao
Yếu ớt và mệt mỏi
Tim đập nhanh

Nếu bạn đã thực hiện những bước khắc phục tình trạng thấp huyết áp nhưng những dấu hiệu kể trên vẫn tiếp tục, hãy sắp xếp thời gian gặp các chuyên gia để kiểm tra sức khỏe, kịp thời khắc phục những vấn đề có thể xảy ra.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *