Tìm hiểu về tâm lý của trẻ khi lên 4

Đây là điều mà bạn nên dạy cho cháu biết sớm khi sử dụng nhà vệ sinh vì chắc hẳn là bạn không muốn tay cháu đầy vi khuẩn.
4924-day-tre-3-tuoi
Trong giai đoạn từ khi chào đời đến 6 tuổi, tâm lý trẻ thường không ổn định do vậy cha mẹ nên nắm bắt ở từng giai đoạn để nuôi dạy cho phù hợp. Bài sau đây là đặc điểm tuổi

Ý thức cái tôi của trẻ rõ nét hơn
4 tuổi, trẻ đã biết phân biệt rõ mình và người khác, mình và thế giới xung quanh. Trẻ đã có thể biết đến tên của mình, tuổi, cha mẹ, con trai hay con gái, có thể so sánh một cách đơn giản mình và bạn khác. Trẻ rất quan tâm, chú ý đến những nhận xét của mọi người đến bản thân mình.

Cha mẹ nên lưu ý việc này, không nên nói về trẻ với người khác trước mặt trẻ (khen, chê) để tránh cho trẻ có những thái độ không chính xác về bản thân (tự ti hoặc tự kiêu, …).

Giai đoạn này, bé đã biết giữ gìn, duy trì mối quan hệ với người chăm sóc bằng cách suốt ngày luẩn quẩn bên cạnh người đó. Trẻ đôi khi tỏ ra thích ba hoặc mẹ hơn người kia, việc gì cũng bắt người đó làm cho mình (thường con trai đối với mẹ, con gái đối với ba), ví dụ như chỉ bác giúp việc cho ăn cơm, chỉ bà thay quần áo…

Bắt chước người lớn là sở thích của trẻ lên 4, bé rất thích được cầm những gì mà người lớn đang cầm.

Ngoài ra, trẻ còn có hứng thú đặc biệt với việc rèn luyện những kĩ năng vận động mà nó mới học được và sử dụng những kĩ năng đó để hoạt động, di chuyển, ví dụ: nhảy nhót trên giường, leo trèo cầu thang…

Bên cạnh những thích thú trước đây, ở trẻ hình thành những niềm yêu thích mới, ví dụ như rất thích nói chuyện, xem phim hoạt hình, ca nhạc cho thiếu nhi. Bé gái cũng thường dễ hòa đồng, ít liều lĩnh hơn bé trai. Bé trai lại thích mạo hiểm, không phải bé trai nào cũng dễ hòa đồng và nhanh nhẹn. Một số bé tỏ ra trầm tĩnh trong khi những bé khác lại thích trò chơi ồn ào, náo nhiệt.

Nếu trẻ được khuyến khích phát triển tính mạo hiểm, nó sẽ tự thúc mình tới mức cao nhất, và phát triển hết tiềm năng của mình.
Xuất hiện động cơ hành vi
Nếu như trước đây, cách hành động của trẻ mang tính bột phát và trẻ không thể hiểu được vì sao mình lại làm thế này hoặc thế kia. Dần dần, hành vi của trẻ có những động cơ thôi thúc, ví dụ như “để giống người lớn”, làm vui lòng người lớn, được người lớn khen. Ví dụ như trẻ nói “con ngoan, mẹ yêu con nhé!”.

Qua việc chơi với những trẻ khác, trẻ cũng đã hình thành một số kỹ năng xã hội như chia sẻ, nhẹ nhàng, chơi lần lượt. Trẻ lên bốn cũng thường hình thành tính hài hước, hay cười. Khi trẻ nói hoặc làm gì đó làm người khác (bạn, cha mẹ) cười, trẻ sẽ nhắc lại một từ đó nhiều lần hoặc lặp lại tình huống gây cười một cách rất khoái chí.
Giai đoạn tình cảm thăng trầm
Từ 4 tới 6 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu bước qua một giai đoạn tình cảm thăng trầm khi trẻ đã phân biệt được yêu thương và ghen tị trong mối quan hệ của trẻ với cha mẹ. Hơn nữa, những cảm xúc này gia tăng khi trẻ nhận thấy rằng giữa cha và mẹ có một mối quan hệ và đôi khi không dành cho chúng.

Một số bé gái đặc biệt đáng yêu và dễ thương đối với người cha, trong khi người mẹ phải “đánh vật” với bé. Một số bé trai lại tỏ ra đáng yêu và dễ thương với mẹ, còn với cha thì tỏ ra bướng bỉnh. Thường thường, các bé sẽ ổn định lại cách cư xử của mình trong khoảng thời gian từ 5 tới 6 tuổi.
Trẻ 4 tuổi, biết tự chăm sóc bản thân
Trẻ có nhu cầu tự chăm sóc bản thân từ rất sớm, đôi khi chỉ vừa được 1 tuổi. Khả năng này bắt đầu bộc lộ rõ khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khi cháu được 4 tuổi, mặc dù trẻ vẫn cần sự giúp đỡ và chăm sóc của bạn nhưng hầu hết đã biết cách tự mình làm lấy một số việc như: mặc quần áo, chải răng, rửa tay, ăn một mình và tự đi tắm.

Quá trình tự chăm sóc của trẻ diễn ra như thế nào?

Con bạn sẽ thật sự có những cảm nhận riêng của mình khi cháu được 1 tuổi. Khoảng 15 tháng tuổi, cháu nhận ra mình ở trong gương và không còn cố với tới để chạm vào một đứa bé khác khi đứng trước gương nữa. Ngay sau đó, cũng giống như những đứa trẻ khác, cháu sẽ trải qua thời gian liên tục nói “không”. Đó là cách bộc lộ cảm giác tự lập của trẻ.

Dùng muỗng: Một số trẻ đòi tự mình dùng muỗng khi được 13 tháng tuổi và hầu hết trẻ em biết được kỹ năng quan trọng này khi được 17-18 tháng tuổi. Khi lên 4 tuổi, con bạn đã sử dụng được muỗng và đũa như người lớn và cháu bắt đầu học cách ăn của người lớn.

Tự cởi quần áo: Con bạn học được cách cởi quần áo trong khoảng thời gian từ 13 đến 20 tháng tuổi.

Đánh răng: Cháu bắt đầu muốn tự làm việc này khi được 16 tháng tuổi, nhưng chỉ đến 3 hay 4 tuổi cháu mới có đủ khả năng làm việc đó một mình.

Rửa và lau khô tay: Kỹ năng này phát triển trong thời gian từ 19 đến 30 tháng. Đây là điều mà bạn nên dạy cho cháu biết sớm khi sử dụng nhà vệ sinh vì chắc hẳn là bạn không muốn tay cháu đầy vi khuẩn.

Mặc quần áo: Cháu có thể tự mặc quần áo rộng khi được 20 tháng tuổi.Trẻ vẫn cần một vài tháng trước khi có thể tự mặc áo chui đầu và phải mất từ một đến 2 năm nữa mới tự mặc được mọi loại quần áo. Đến khoảng 27 tháng tuổi, cháu mới có thể tự cởi giày.

Sử dụng nhà vệ sinh: Hầu hết trẻ em đều chưa thể tự đi vệ sinh cho đến khi chúng được ít nhất 18 đến 24 tháng. Một số khác thì phải mất thêm 1 năm sau mới biết được. Dấu hiệu cơ bản cho biết khi nào thì trẻ đã hiểu được điều này là cháu biết khi nào thì mình cần đi vệ sinh và thể hiện cho bạn biết bằng cách rên nho nhỏ hay mặt Mũi đỏ ửng lên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *