Trẻ từ 12 tới 18 tháng tuổi thường có tâm lý thế nào?

Vì biết mình là “trung tâm” và chưa có khái niệm chia sẻ, con bạn sẽ trở nên rất ích kỷ.

Trong giai đoạn này trẻ rất hay khóc, ăn vạ và rất ích kỷ. Trẻ thường có những cơn giận dữ không kiểm soát được. Bố mẹ cần biết để có cách giúp bé cho phù hợp
tam-ly-tre-so-sinh_2
Tâm lý trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi
Tính ích kỷ là đặc trưng lứa tuổi 12-18 tháng.
Biết yêu và muốn được yêu:
Ở độ tuổi 12-18 tháng, trẻ bắt đầu có tình yêu với mẹ (hoặc người nuôi dưỡng chính như bà, cô trông trẻ). Tình yêu đó mạnh hơn rất nhiều thứ tình cảm mà trẻ dành cho đồ chơi.

Bé rất thích được gần gũi mẹ, lúc nào cũng muốn mẹ yêu thương chăm sóc, chú ý đến.
“Cái đuôi” thích bắt chước:
Sự khao khát được mẹ luôn quan tâm khiến nỗi lo sợ bị tách mẹ lên đến đỉnh điểm. Bé luôn muốn kéo dài thời gian bên mẹ bằng cách trở thành “cái đuôi”, luẩn quẩn cả ngày bên mẹ mà không chán. Nếu bạn rời khỏi bé hoặc rời khỏi chỗ bé đang chơi, bé sẽ khóc lóc và đi tìm bạn ngay lập tức.

Tuy biết được phần nào đúng, sai, song tính tự kiềm chế của trẻ yếu nên bé vẫn bắt chước lời nói, hành vi không đúng của người lớn. Vì vậy, việc người lớn tự “chuẩn hóa bản thân” chính là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ ở lứa tuổi này.
Thích tự do:
Ở lứa tuổi 12-18 tháng , khi đã có thể tự di chuyển, trẻ bắt đầu đi lung tung, thích chơi hoặc làm những gì mà nó thích.

Trẻ sẽ thể hiện sự độc lập bằng việc thích chơi một mình. Thời gian chơi độc lập và liên tục ở trẻ 1 tuổi là khoảng 30 phút.
Ích kỉ:
Vì biết mình là “trung tâm” và chưa có khái niệm chia sẻ, con bạn sẽ trở nên rất ích kỷ.

Bạn sẽ thấy con mình giữ khư khư đồ chơi trong tay, không cho bạn khác đụng vào. Thấy bạn khác đụng vào bất cứ thứ gì trong nhà mình, bé cũng gạt tay bạn ra. Nếu mẹ hay người thân bế em bé khác, bé sẽ ghen tị, đòi bế, thậm chí đánh em bé kia.
Thích giao lưu:
Trẻ thực sự có hứng thú thiết lập quan hệ với các trẻ em khác, đặc biệt với các bạn cùng tuổi. Ở tháng 18, trẻ đã có thể “chơi” với bạn thông qua lời nói, tương tác… Tuy nhiên, đôi khi trẻ không biết làm thế nào để “chơi” được với bạn nên có thể chúng chỉ nhìn nhau, hoặc có trẻ lại chọc hoặc đẩy thậm chí đánh bạn.

Khi thấy con đánh bạn, bạn đừng vội nghĩ con mình không ngoan, hay nặng lời mắng bé. Lúc này bạn chỉ nên ngăn cản bé, và giải thích nhẹ nhàng. Sau đó bạn tạo nhiều cơ hội cho bé gặp bạn cùng lứa.

Trẻ càng có cơ hội tương tác trong nhóm bạn, trẻ càng sớm phát triển các kỹ năng xã hội.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *